QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Theo Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và nghị định 44/2016/NĐ-CP, tất cả công ty, doanh nghiệp, nhà máy, nơi có người lao động đang làm việc đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động. Hiểu được nhu cầu thiết thực đó, Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi trường Miền Nam (SEH) hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy với chi phí hợp lý giúp quý khách hàng tiết kiệm thời gian và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành.
Công ty Cổ phần Sức khỏe Môi Trường Miền Nam được Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cấp chứng nhận đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động theo Công văn số 2351/SYT-NYY ngày 06/05/2021 và Cục quản lý môi trường y tế cũng đã công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế theo công văn số 317/MT-LĐ ngày 03/06/2021.
Đội ngũ nhân sự, kỹ thuật viên đo kiểm môi trường đều giàu kinh nghiệm, có chuyên môn, được đào tạo bài bản và có chứng chỉ quan trắc môi trường lao động đầy đủ do cơ quan chức năng cấp. Ngoài ra, công ty cũng trang bị các thiết bị, máy móc đo kiểm môi trường mới, hiện đại và được hiệu chuẩn đầy đủ. Vì vậy đến với dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và đáp ứng quy chuẩn pháp luật hiện hành.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI QUA SỐ ĐIỆN THOẠI 079.7793927 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ
Nhằm giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về quan trắc môi trường lao động, chúng tôi xin được tóm tắt các nội dung, thông tin sơ lược về quan trắc môi trường lao động như sau:
1. Quan trắc môi trường lao động là gì?
Theo luật an toàn vệ sinh lao động 2015, quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2. Tại sao cần phải quan trắc môi trường lao động?
Đáp ứng quy định của pháp luật (Luận an toàn vệ sinh lao động 2015, Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 39/2016/NĐ-CP, Thông tư 16/2016/BYT)
Làm ISO, đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn của khách hàng.
Phát hiện và đánh giá các yếu tố có hại trong môi trường lao động, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện, giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ hàng năm cho người lao động
Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động tiếp xúc với các yếu tố độc hại theo quy định của pháp luật.
3. Hiện có các quy định pháp lý nào về quan trắc môi trường lao động?
Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.
Nghị định 44/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của luật an toàn vệ sinh lao động.
Thông tư 19/2016/TT-BYT về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.
Nghị định 140/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Nghị định 28/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài theo dạng hợp đồng.
4. Các đối tượng nào cần phải quan trắc môi trường lao động?
Tất cả các cơ quan, tổ chức, công ty, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường học, tất cả các ngành nghề có sử dụng lao động đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ.
5. Tần suất quan trắc môi trường lao động
Tần suất quan trắc môi trường lao động: 1 lần/năm.
Theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, điều 18, khoản 2 có quy định là “đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ y Tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.”
6. Không tiến hành quan trắc môi trường lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nếu công ty, doanh nghiệp không tiến hành quan trắc môi trường lao động và lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
Theo khoản 1, điều 20 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định “Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật”.
Theo khoản 3, điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP có quy định “Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật”.
7. Các chỉ tiêu trong quan trắc môi trường lao động
STT | CHỈ TIÊU QUAN TRẮC | QUY CHUẨN SO SÁNH |
1 | Yếu tố vi khí hậu | |
- Nhiệt độ |
- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu – Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. |
|
- Độ ẩm | ||
- Tốc độ gió | ||
- Bức xạ nhiệt | ||
2 | Yếu tố vật lý | |
- Ánh sáng |
- QCVN 22:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm việc. |
|
- Tiếng ồn |
- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. |
|
- Rung |
- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rung – Giá trị cho phép tại nơi làm việc. |
|
- Điện từ trường |
- QCVN 21:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điện từ trường tần số cao – Mức tiếp xúc cho phép điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc. |
|
- Phóng xạ |
- Thông tư 19/2012/TT-BKHCN về quy định về kiểm soát bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng. |
|
- Bức xạ tử ngoại |
- QCVN 23:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bức xạ tử ngoại – Mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử ngoại tại nơi làm việc. |
|
3 | Yếu tố bụi | |
- Bụi amiang |
- QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bụi – Giá trị cho phép tiếp xúc bụi tại nơi làm việc. |
|
4 | Yếu tố hơi khí độc | |
- Hơi khí độc thông thường: CO2, CO, NO2, SO2, CH4, H2S, NH3,… |
- QCVN 03:2019/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc. |
|
5 | Yếu tố Ecgonomy | |
- Đánh giá ecgonomy vị trí lao động |
- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT. |
|
6 | Yếu tố vi sinh vật | |
- Vi khuẩn hiếu khí, nấm men, nấm mốc,… |
8. Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động
Bước 1: Tư vấn, thu thập thông tin và báo giá
Bước 2: Sắp xếp lịch quan trắc môi trường lao động
Bước 3: Tiến hành quan trắc và lấy mẫu môi trường lao động
Bước 4: Phân tích mẫu quan trắc môi trường
Bước 5: Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động
Bước 6: Bàn giao báo cáo cho khách hàng
9. Báo cáo quan trắc môi trường lao động
Quan trắc môi trường lao động gồm 2 hồ sơ chính như sau:
Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động: theo mẫu 04 Phụ lục III của Nghị Định 44/2016/NĐ-CP
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động: theo Phụ lục 1 của Nghị định 39/2016/NĐ-CP. (Để xem thêm về hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tại đây)
10. Thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động
Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, cơ sở lao động phải gửi các báo cáo công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất kinh doanh có trụ sở chính và nơi làm việc việc như sau:
Báo cáo Sở Lao động- thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
Để được tư vấn thêm, quý khách hàng liên hệ 079.7793927 hoặc gửi thông tin theo biểu mẫu sau, chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách hàng trong thời gian sớm nhất.
Trận trọng!
QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Hãy liên lạc với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn và hỗ trợ